Đâu là trường đại học dễ xin việc nhất? Hay sinh viên trường đại học nào tự tin ra trường không lo thất nghiệp? Đều là thắc mắc chung của sinh viên khi chọn trường, chọn ngành. Cùng JobsGo tìm hiểu các trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất 2019 nhé!
1. Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU)
Đại học Quốc gia Hà Nội được đánh giá là đại học uy tín nhất Việt Nam. Ngoài ra, Đại học Quốc Gia Hà Nội đứng thứ 124 châu Á trong bảng xếp hạng Quacquarelli Symonds 2019.
Trong top trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất, ĐHQGHN đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Đóng vai trò quan trọng trong giáo dục đại học Việt Nam. Trường tổ chức đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ. Hệ thống trường đại học trực thuộc đều uy tín và có chất lượng cao.
Các trường thuộc ĐHQGHN được đánh giá là có học phí “mềm” nhất trong các trường đại học hiện nay. Vì vậy, bạn không phải lo về vấn đề học phí nếu theo học hệ chuẩn. Đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên đông đảo, đầu ngành, quy tụ các giáo sư, PGS, tiến sĩ, thạc sĩ. Giảng viên ĐHQGHN còn có tính quốc tế cao, có thời gian học tập và nghiên cứu ở nước ngoài.
Cơ sở vật chất tốt,không ngừng được cải thiện trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ học tập. Hệ thống thư viện lớn, lưu giữ nhiều tài liệu có giá trị phục vụ đào tạo và nghiên cứu. Bên cạnh đó, mỗi trường đại học đều có các trung tâm đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao tri thức. Ví dụ, trung tâm ngoại ngữ, tin học, Hàn Quốc học, trung tâm đào tạo báo chí và truyền thông…
Sinh viên có cơ hội tham gia rất nhiều CLB cả về học thuật, năng khiếu và hoạt động xã hội. Bên cạnh đó là hoạt động nghiên cứu như các cuộc thi về nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp trường. Hàng năm ĐHQGHN còn có nhiều cuộc thi lớn mà BTC chính. sinh viên của trường. Ví dụ: VNU’s Got Talent, Miss & Mr VNU… Theo khảo sát, tỉ lệ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội tìm được việc làm ngay là 70%. Điều này cho thấy đây là trường đại học có cơ hội việc làm cao.
>> Top ngành nghề có thu nhập khủng
2. Đại học Kinh tế quốc dân (NEU)
Đại học Kinh tế quốc dân là ngôi trường đại học thuộc top đầu Hà Nội. Ngoài chất lượng đào tạo, ngôi trường này còn đảm bảo cơ hội việc làm cao cho sinh viên khi ra trường.
Đại học KTQD đóng vai trò tiên phong trong lĩnh vực phát triển giáo dục, nghiên cứu khoa học. Đây là ngôi trường đầu ngành về các khối ngành kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở Việt Nam. Các mối quan hệ trao đổi, hợp tác đào tạo – nghiên cứu với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức quốc tế nổi tiếng, là điều kiện để sinh viên bắt kịp xu hướng thế giới. Đây cũng là điều kiện giúp KTQD nằm trong top trường đại học có cơ hội việc làm cao.
Học phí trường đại học Kinh tế quốc dân khá cao, dao động từ 15,5 – 18,5 triệu VNĐ/năm. Mức học phí cao nhất khoảng 75 triệu/khóa học.
Trường đại học Kinh tế quốc dân được đầu tư kỹ về cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại. Đặc biệt, tòa nhà thế kỷ NEU sang, xịn và cực đẹp chính là điểm thu hút sinh viên.
Hoạt động sinh viên
Kinh tế quốc dân nổi bật với hoạt động tập thể như tình nguyện, hiến máu… Nếu bạn đã từng biết về NEU confession thì cũng đủ để hiểu sự năng động của sinh viên ngôi trường này.
Đây quả là trường đại học có cơ hội việc làm cao. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm là 80% và 50% làm đúng ngành, có mức lương tốt.
Xem thêm những trường còn lại tại: https://jobsgo.vn/blog/top-9-truong-dai-hoc-co-co-hoi-viec-lam-cao-nhat-2019/
Trên đây là thông tin về các trường đại học có cơ hội việc làm cao nhất 2019. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Và giúp các bạn đánh giá về tình hình cơ hội việc làm từ các trường đại học. Mối lo thất nghiệp là không của riêng ai. Một background tốt là cần thiết nhưng quan trọng vẫn là năng lực của chính bạn.
Mong rằng thông tin trên sẽ giúp bạn định hình cho mình hướng đi trong tương lai. Chúc các bạn thành công!
Dù là công việc nào thì điều đáng sợ lớn nhất vẫn là cạn kiệt nguồn cảm hứng. Phải làm thế nào khi deadline đến gần nhưng cái đầu vẫn trống rỗng? Nghỉ ngơi và chờ ý tưởng “vụt sáng”? Hay tiếp tục tiếp tục loay hoay với công việc? Hãy tìm ra ý tưởng sáng tạo mới với 7 việc làm hữu ích sau nhé!
1. Sáng tạo ý tưởng từ việc quan sát thế giới bên ngoài
Việc tìm ra những ý tưởng sáng tạo phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cảm hứng. Làm sao bạn tạo ra được cảm hứng cho bản thân nếu mãi gò bó trong không gian nhất định. Ngồi trước máy tính và lặp đi lặp đi công việc cũ không phải là cách hay.
Thử bước ra ngoài, bạn sẽ nhìn thấy những ý tưởng ở ngay quanh mình. Nhưng đừng chỉ ngắm nhìn, hãy suy ngẫm. Hãy bắt nhịp cùng những thú vị và suy nghĩ cách làm mới nó.
2. Đọc nhiều hơn
Ý tưởng sáng tạo đôi khi bắt nguồn từ những thứ cũ rích hàng ngày ta không để ý đến. Do đó cách tìm ra cảm hứng tốt nhất là đọc một cuốn sách hay. Đọc để lĩnh hội thế giới và tìm những điều thú vị đang diễn ra ngoài kia.
Không nhất thiết phải đọc những cuốn sách liên quan đến lĩnh vực bạn đang làm. Điều này chỉ càng khiến bạn áp lực và chán nản hơn thôi. Hãy đọc bất cứ thứ gì mà bạn cảm thấy “hợp gu” và thú vị. Đó có thể là một cuốn sách chuyên môn, truyện trinh thám, thậm chí là truyện cười… Điều này không chỉ giúp bạn giảm bớt căng thẳng. Mà còn giúp bạn cải thiện việc sử dụng từ ngữ hay văn phong để thu hút hơn. Biết đâu đấy, bạn còn nảy ra ý tưởng sáng tạo cho những dự án của mình.
3. Lắng nghe công chúng để tìm ý tưởng sáng tạo
Hãy đọc những comment, đánh giá trên mạng về vấn đề bạn đang quan tâm. Mỗi ý kiến có thể giúp bạn bật ra một ý tưởng sáng tạo. Bạn có thể nhận ra những điều mới từ góc nhìn của công chúng. Tìm ra vấn đề công chúng gặp phải và giải quyết nó là bạn đang nằm trong tay chìa khóa làm nên thành công của sản phẩm.
Bên cạnh đó, bạn nên trao đổi trực tiếp với mọi người. Mỗi cá nhân ở từng vị trí sẽ có góc nhìn đa chiều. Điều này sẽ giúp bạn khám phá những khía cạnh mà trước nay bạn chưa nghĩ tới.
4. Sức mạnh của Brainstorm (động não tập thể)
5. Ghi chép lại mọi thứ nảy ra trong đầu
Đây là cách tìm ra ý tưởng sáng tạo mới mà bạn không thể bỏ qua. Thay vì vò đầu bứt tai suy nghĩ, hãy bắt tay vào làm. Bắt đầu từ việc viết hoặc vẽ bất cứ thứ gì lóe lên trong đầu ra giấy. Có thể chúng sẽ vô nghĩa và kỳ quặc. Nhưng hãy thử kết nối chúng lại với nhau. Biết đâu bạn sẽ tìm ra manh mối để bật ra ý tưởng viết content.
Sự sáng tạo có thể đến từ bất kỳ đâu, thậm chí là những thứ đơn giản nhất. Bạn có thể bắt đầu khai thác từ những tính năng, công dụng của sản phẩm. Và tìm hiểu điều gì làm nên sự khác biệt?
6. Tư tưởng thoải mái
Trên thực tế, việc luôn phải sáng tạo ra những cái mới là điều vô cùng áp lực. Đầu óc căng thẳng sẽ khiến bạn không tập trung và chẳng thể nghĩ được điều gì. Điều đó cũng khiến cho ý tưởng càng tìm kiếm lại càng mất hút.
Sáng tạo cần sự cân bằng của thần kinh và loại bỏ những căng thẳng. Khi cảm thấy quá áp lực, cố gắng làm việc có thể dẫn đến tác dụng ngược. Hãy cho bản thân nghỉ ngơi và thư giãn. Bạn có thể nhâm nhi một tách cà phê. Hay tham gia hoạt động giúp thư thái như thiền, tập aerobic… Muốn tìm ý tưởng sáng tạo thì hãy làm việc 1 cách thoải mái
7. Đi tắm
Nghe có vẻ buồn cười nhưng đây cũng là cách giúp bạn hết “bí” ý tưởng. Bạn đã từng nghe về “shower thought” chưa? Cụm từ này nghĩa là ý tưởng sẽ đến khi bạn đang tắm. Khi ngâm mình trong bồn tắm hay đứng dưới vòi sen, bạn hẳn sẽ có những suy nghĩ vẩn vơ về cuộc sống và những thứ quanh mình. Ý tưởng sáng tạo có thể bắt nguồn từ những suy nghĩ đó.
Khi đi tắm, cũng là lúc bạn được thư giãn và có tinh thần thoải mái. Do đó, đây là thời điểm thích hợp để cho ra đời những ý tưởng sáng tạo.
Mỗi người đều có ẩn chứa những suy nghĩ độc đáo của riêng mình. Điều quan trọng là làm sao để khơi nguồn cảm hứng. Đôi lúc cảm hứng bị “tắc nghẽn” và đẩy bạn vào thế “bí”, hãy thử làm 7 việc trên, bạn sẽ nhận ra những ý tưởng sáng tạo không phải điều xa vời
Cuộc sống hiện đại, nhiều công việc khiến bạn phải ngồi hàng giờ làm việc trên máy tính. Ngồi 8h/ ngày tiếp xúc với máy tính, ngồi làm thêm giờ, ngồi trên xe và về tới nhà lại ngồi ăn cơm, ngồi xem truyền hình… Tất cả dẫn đến nhiều ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong. Hãy xem các tổn hại đó là gì để có ngay những biện pháp khắc phục và cải thiện sức khỏe.
1. Ngồi lâu trước máy tính ảnh hưởng đến thị lực
Ngoài thời gian bắt buộc phải ngồi làm việc với máy tính, chúng ta không thể phủ nhận sức hấp dẫn của các sản phẩm công nghệ, đặc biệt là smartphone, laptop. Việc ngồi sử dụng chúng trong hàng giờ đồng hồ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực đôi mắt, gây mỏi mắt, khô mắt, giảm thị lực, cận thị…
Nhận thấy các vấn đề đó, các bác sĩ ở bệnh viện Mayo (Mỹ) đã đưa ra quy tắc 20–20–20. Cụ thể là cứ 20 phút thì bạn nên rời mắt khỏi màn hình máy tính, nhìn ra xa khoảng 20 feet (khoảng 6m) ít nhất trong vòng 20 giây. Thi thoảng bạn có thể nhắm mắt lại trong vài phút hoặc tập các bài tập cho mắt để mắt được nghỉ ngơi và sau đó có thể bắt đầu làm việc hiệu quả hơn. Nếu mắt bị khô, bạn hãy chớp mắt thường xuyên hơn và có thể sử dụng một lọ thuốc nhỏ mắt bên mình.
2. Ngồi lâu trước máy tính khiến da nhanh lão hóa
Thực tế cho thấy rằng, những người thường xuyên sử dụng máy tính và các thiết bị điện tử có dấu hiệu lão hóa da nhanh hơn hẳn những người khác kể cả khi họ đã bổ sung các thực phẩm tươi, lành mạnh.
Nguyên nhân là do các sóng điện từ có khả năng tấn công vào bạch huyết khiến việc loại bỏ chất thải từ các mô và tế bào trong cơ thể bị ảnh hưởng, tác động xấu đến các cấu trúc collagen dưới da. Vì vậy trong một thời gian dài da sẽ dễ tổn thương, yếu dần, xanh xao, dễ nổi mụn và khó để phục hồi. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên hạn chế ngồi máy tính nhiều nhất có thể, bảo vệ da đúng cách và cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da.
3. Ngồi lâu trước máy tính khiến đau mỏi vai và lưng
Người bình thường nếu ngồi xuống quá 3 phút sẽ rơi vào tư thế mỏi hoặc không thể ngồi thẳng như lúc đầu. Ngồi nhiều sẽ tạo ra sự hao mòn trong khớp xương của bạn, ảnh hưởng lớn đến dây chằng cột sống khi phải đặt một trọng lực lớn trên cơ vai và lưng trong thời gian dài. Ngoài ra, khi ở đằng trước là máy tính thì tự nhiên bạn sẽ phải vươn cổ về phía trước trong khi tập trung, gây căng thẳng trên cổ và vai.
Một nghiên cứu của Penn State cho biết, ngồi trước máy tính trong ít nhất 4 giờ đồng hồ có thể làm tăng áp lực lên đĩa đệm ở vùng thắt lưng. Sự đè nén này có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm, một “bệnh nghề nghiệp” đằng sau cơn đau lưng đối với người ngồi quá lâu trước máy tính. Vì vậy, hãy đứng dậy và di chuyển. Một nghiên cứu chỉ ra khi những người tham gia thay đổi vị trí của họ sau mỗi 15 phút, họ không thấy bất kỳ tác động bất lợi nào trên vùng đĩa đệm. Nhiều người cho rằng nằm nghỉ là giải pháp để bớt đau lưng, nhưng các nhà nghiên cứu tìm ra rằng chuyển động mới là liều thuốc giảm đau hiệu quả. Theo nghiên cứu trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển Phục hồi chức năng, bạn chỉ cần 25 phút tập thể dục nhịp điệu — như chạy bộ hoặc bơi lội — có thể làm giảm 28% cơn đau lưng của bạn.
4. Ngồi máy tính quá lâu và thường xuyên sẽ khiến trí tuệ sa sút
Trong một nghiên cứu từ 1,600 người trưởng thành và 65 người già, các nhà nghiên cứu tìm ra được những người có gen liên quan chặt chẽ với bệnh mất trí nhớ thì khả năng phát triển bệnh gần như gấp đôi so với những người không mang gen bệnh. Nhưng đối với những người không tập thể dục thường xuyên, các nhà nghiên cứu thấy rằng tỷ lệ phát triển chứng mất trí của 2 đối tượng là tương tự nhau.
Điều này liên quan trực tiếp đối với những người ngồi lâu trước máy tính. Nhà tâm lý học người Mỹ — ông Michael Pietrus cho biết: “Có quá nhiều yếu tố kích thích của máy tính khiến chúng ta mất tập trung và làm việc không thực sự hiệu quả”. Khi bạn để những kích thích này thường xuyên “dẫn lối”, bạn sẽ dễ dàng mắc chứng hay quên, đãng trí. Để tránh những rắc rối này, bạn hãy cố gắng xác định rõ mục tiêu công việc của mình, chẳng hạn như phải hoàn thành bản báo cáo hàng tuần, đưa ra một số nguyên tắc để hạn chế việc truy cập facebook, instagram, twitter,… Bên cạnh đó, thay vì ngồi một thời gian dài uể oải rồi dán mắt vào phim ảnh hay mạng xã hội, bạn hãy chịu khó vận động sau 1–2 giờ ngồi trước máy tính. Mục đích là để cơ thể thư giãn xương khớp, lưu thông khí huyết.
5. Ngồi lâu trước máy tính ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Ngồi lâu trước máy tính là một dạng vận động tốn ít năng lượng nhất. Khi bạn ngồi xuống, tư thế ngồi khiến khoang phổi không được mở rộng để thở, làm hạn chế lượng oxi cần thiết vào cơ thể của bạn. Vì vậy, trong thời gian này chúng ta thường có xu hướng thở nông.
Song, vì hằng ngày chúng ta phải ngồi làm việc lâu trước máy tính nên tình trạng này kéo dài dẫn đến khả năng hấp thu oxy của phổi bị giảm. Điều này có nghĩa là khi nồng độ oxy trong máu thấp thì lượng máu cung cấp cho việc nuôi các cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng khiến bạn không thể hoạt động được tối ưu. Theo thống kê của viện nghiên cứu khoa học Cali (Mỹ) thì ngồi lâu trước máy tính quá 5 giờ/ngày sẽ khiến tinh thần, sức đề kháng bệnh tật, hoạt động của tim đều bị suy giảm tối thiểu là 10%. Để khắc phục tình trạng này, thỉnh thoảng hít một hơi thật sâu. Bên cạnh đó, nếu có thể nên tập yoga để học cách điều hòa khí thở của mình một cách tốt nhất. Thường xuyên vận động, tập thể dục đều đặn và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
6. Ngồi nhiều ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch
Khi ngồi nhiều ảnh hưởng đến phổi cũng sẽ ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch. Trái tim và hệ thống tim mạch sẽ làm việc hiệu quả hơn thông qua các hoạt động đứng lên, di chuyển nhiều.
Phát hiện theo một nghiên cứu từ năm 2010 cho biết sự gia tăng khoảng 125% về bệnh tim mạch do dành thời gian ngồi quá lâu, kéo theo nguy cơ tăng đến 46% tử vong do các nguyên nhân khác.
7. Ngồi nhiều có thể khiến bạn tăng đường huyết
Dựa theo nghiên cứu từ Đại học Chester vào năm 2013 phát hiện việc ngồi xuống đốt cháy calories ít hơn 21% mỗi phút thay vì đứng lên. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu gần đây của trường đại học ở Florida, cho dù bạn ở cân nặng phù hợp, nhưng lượng đường huyết có thể tăng nếu bạn ngồi lâu.
Thực tế chỉ ra rằng, những người trưởng thành ít vận động thường có đường huyết ở mức 5.7% hoặc hơn và xét nghiệm máu cho kết quả Hemoglobin A1C, đủ cao để được coi là tiền tiểu đường của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu lưu ý. Trong khi những người này duy trì cân nặng khỏe mạnh, họ có tỷ lệ mỡ cao hơn cơ bắp — trung bình khoảng 25% mỡ cơ thể hoặc nhiều hơn đối với 1 người. Tình trạng “gầy dư mỡ” này dẫn đến các vấn đề trao đổi chất khác nhau, như huyết áp cao hơn, lượng đường trong máu cao cũng như mức cholesterol cao, các nhà nghiên cứu cho biết. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nếu như bạn trong khoảng tiền béo phì, giảm 5% — 7% cân nặng và dành thời gian khoảng 150 phút để luyện tập trong 1 tuần có thể trì hoãn hoặc ngăn chặn sự khởi đầu của bệnh tiểu đường.
8. Ngồi quá lâu trước máy tính có thể vô sinh
Việc ngồi lâu không vận động sẽ khiến lượng máu cung cấp cho các cơ quan không đủ, lượng dưỡng khí trong máu ít đi, cộng thêm những bức xạ từ sóng điện từ ảnh hưởng đến cơ thể, khiến quá trình tuần hoàn khí huyết gặp trở ngại. Thỉnh thoảng khí huyết ứ đọng sẽ dẫn đến tắc mạch máu, lúc này, khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng chậu và vùng chi dưới. Điều này là một trong những thói quen xấu có thể gây vô sinh.
9. Ngồi nhiều có thể khiến bạn mắc bệnh trĩ
Hiện nay, có hơn 50% dân số Việt Nam mắc phải căn bệnh trĩ, trong đó phổ biến nhất là dân văn phòng, phụ nữ mang thai và những người thường xuyên phải làm việc nặng. Nguyên nhân phổ biến chính là hàng ngày ngồi lâu hay ngồi làm việc triền miên với máy tính. Theo kết quả của một nghiên cứu cho thấy, những đối tượng thường xuyên ngồi làm việc quá lâu sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ lên tới 72,9%, trong khi đó con số này ở những người thường xuyên vận động là 43%. Do đó, đối tượng là nhân viên văn phòng nên đứng lên và vận động đi lại sau mỗi 45–60 phút. Do đó, việc cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi là điều rất quan trọng. Quá trình này giúp bạn phòng trĩ hiệu quả và giúp cơ thể có thời gian hồi phục, đạt trạng thái tốt nhất.
10. Tăng nguy cơ mắc ung thư
Ngồi quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng, vú và tử cung. Cơ chế của sự ảnh hưởng chưa được tìm hiểu rõ, nhưng có thể đó cũng là hậu quả của việc cơ thể sản xuất dư thừa insulin, khuyến khích sự tăng trưởng của tế bào. Thêm nữa, thay vì ngồi một chỗ, khi bạn hoạt động, nồng độ chất chống oxy hóa trong cơ thể sẽ tăng lên, khiến các gốc tự do gây ung thư được loại bỏ.
11. Đối mặt với nguy cơ tử vong
Kinh hoàng hơn, ngồi quá nhiều còn khiến bạn phải đối mặt với cái chết. Một trong những bằng chứng là nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí Y tế dự phòng Hoa Kỳ, thực hiện trên 54 quốc gia, phân tích mối quan hệ giữa thời gian ngồi nhiều hơn 3 tiếng mỗi ngày cùng với dữ liệu về quy mô dân số, số liệu về bảo hiểm và tử vong chung.
Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/ngoi-lau-truoc-may-tinh-ton-hai-co-the-va-nguy-co-tu-vong-kho-luong/
Dù đàm phán hay trực tiếp hay thỏa thuận qua email, thời điểm tốt nhất để thỏa thuận mức lương là sau khi bạn đã gây được ấn tượng nhất định với nhà tuyển dụng tiềm năng và phải là thời điểm trước khi ký kết hợp đồng.
Hầu hết các công ty sẽ gửi thư mời qua email trước, đó là thời điểm tốt nhất để bạn có cơ hội đàm phán về các điều khoản trong chế độ lương và đãi ngộ của công ty họ. Ngay từ đầu, quản lý nhân sự hay bất kỳ ai đều phải cân nhắc kỹ trước khi được phân công thỏa thuận lương với bạn. Tất nhiên, trả càng ít cho bạn thì càng tốt cho họ. Nhiều công ty sẽ trả lời thế này:
“Tôi rất vui khi bạn muốn làm việc cho chúng tôi. Tuy nhiên, mức lương cơ bản mà chúng tôi có thể trả cho bạn là toàn bộ ngân sách có thể cho vị trí này.”
Mặc dù mức lương này không như bạn mong muốn, đừng nhụt chí, hãy giữ thái độ lịch sự và nhiệt tình khi đàm phán về mức lương của bạn. Bạn ở đây là để thỏa thuận chứ không phải nhụt chí ngay sau nỗ lực đầu tiên của mình. Vì vậy hãy cứ tiếp tục và duy trì cuộc đàm phán một cách cởi mở. Tất cả những gì bạn cần là một chút chiến thuật và ngôn ngữ khéo léo.
Bạn không nên thỏa thuận mức lương ngay sau khi nhận được email mời làm việc. Điều này chứng tỏ bạn chỉ quan tâm đến tiền mà không để ý đến những thứ khác trong email của nhà tuyển dụng.
Hãy suy nghĩ đến lời đề nghị của họ, thường các công ty sẽ cho bạn một khoảng thời gian để suy nghĩ, cân nhắc. Hãy tận dụng thời gian này để tìm hiểu về chế độ lương thưởng và đãi ngộ từ mức lương cơ bản đến các lợi ích lao động khác như BHXH, BHYT, BHTN,…
Vậy bạn nên trao đổi thế nào để có lợi đối với một cuộc thỏa thuận lương? Thực ra không có câu trả lời tuyệt đối cho vấn đề này.
Kristin Scarth — giám đốc dịch vụ việc làm tại Công ty Dịch vụ Việc làm BOOST cho biết:
“Chúng tôi luôn khuyến cáo khách hàng không nên trao đổi căng thẳng qua email. Mọi thứ sẽ dễ dàng bị hiểu sai, vì vậy chúng tôi khuyên họ nên trao đổi trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại, như thế có thể tránh được việc hiểu lầm. Ngoài ra, khi trao đổi trực tiếp, bạn có thể cảm nhận được thái độ của người đang nói chuyện với bạn.”
Tuy nhiên, Pierre Tremblay — giám đốc nhân sự tại Dupray lại có quan điểm khác: “Thỏa thuận qua email sẽ có lợi cho ứng viên hơn bởi họ có thời gian để trau chuốt văn phong. Trong trường hợp một bên cảm thấy căng thẳng thì sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm và những tình huống khó xử. Sẽ rất khó xử nếu bạn yêu cầu một mức lương cao hơn qua email. Nhưng trao đổi qua email thì bạn sẽ có thời gian sắp xếp những yêu cầu của mình một cách chặt chẽ và logic hơn.”
Tùy theo thế mạnh của bản thân và hiện trạng của nhà tuyển dụng để bạn xem liệu thỏa thuận lương qua email có phải là lựa chọn phù hợp nhất trong hoàn cảnh này hay không.
2. Hãy xem xét chế độ lương và đãi ngộ hơn là chăm chăm đến mức lương cơ bản (đàm phán các quyền lợi khác nữa)
Đôi khi, có rất ít hoặc không có cơ hội để thỏa thuận mức lương cơ bản. Có thể do ngân sách hạn chế, do mức lương chung của doanh nghiệp hay do mức lương cũ của nhân viên tiền nhiệm. Nếu đúng như vậy, trước hết bạn hãy cố gắng để thỏa thuận mức lương cơ bản khá khẩm hơn. Sau đó hãy đề cập đến các mục khác trong chế độ đãi ngộ của công ty.
Nên nhớ, không có ranh giới rõ ràng hoặc tương đương giữa những phúc lợi và đãi ngộ bạn nhận được. Ví dụ như trợ cấp khi làm việc tại nhà có thể bằng hoặc chưa đến $3,000, thấp hơn cả mức lương cơ bản. Một lần xem xét tăng lương sớm có thể bằng hoặc chưa đến 5 ngày nghỉ thêm. Đánh giá như thế nào phụ thuộc vào quan điểm của bạn.
Dưới đây là danh sách các lợi ích bạn có thể đàm phán:
Cổ phiếu của công ty
Được đi nghỉ mát nhiều hơn
Được phép nghỉ ốm nhiều hơn
Xem xét tăng lương sớm
Quyền được đi du lịch
Hỗ trợ phát triển nâng cao nghiệp vụ
Xem xét tăng lương sớm
Sử dụng xe công ty
Các khoản tiền thưởng khi ký nhiều hợp đồng
Hỗ trợ nơi ở
Hoàn trả học phí
Cấp chứng chỉ đào tạo
Chăm sóc trẻ em
Thành viên của phòng Gym
Công tác phí
3. Đừng yêu cầu những thứ quá xa vời
Cần xem xét kỹ lưỡng cách làm thế nào để thỏa thuận mức lương một cách hiệu quả nhất. Bạn có thể đòi hỏi rất nhiều thứ. Nhưng đừng quá tham lam. Hãy nhớ rằng bạn sẽ sớm làm việc chung với những người này, vậy nên đừng để họ thấy bạn quá thực dụng.
James Goodnow, một luật sư chuyên về mảng bồi thường thiệt hại cá nhân tại Fennemore Craig, ông đồng thời cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực đàm phán đã nói rằng:
“Ngoài các yếu tố về kinh tế, người cùng bạn thỏa thuận phải cảm thấy thoải mái. Hãy tỏ ra bạn hiểu rất rõ vị thế của họ. Hãy nhớ rằng, nếu ai đó cảm thấy không thoải mái với những câu hỏi của bạn trong suốt cuộc trao đổi, có khả năng họ sẽ không muốn làm việc chung với bạn. Chắc chắn đó không phải là cách bạn muốn bắt đầu một mối quan hệ.”
Không hẳn là tất cả các phúc lợi từ công việc bạn kiếm được có thể mang ra đàm phán. Ví như nếu công ty không có dịch vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em hay dịch vụ trông trẻ ban ngày thì bạn khó có cơ hội đàm phán để được hưởng nó. Thực tế là sự đãi ngộ bạn nhận được phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như vị trí công việc bạn đang ứng tuyển, cơ cấu hay ngân sách công ty. Nhớ kỹ rằng thế mạnh của bạn là gì và khả năng tiềm ẩn của bạn đáng giá bao nhiêu nếu bạn phát huy được nó.
4. Cẩn trọng khi đàm phán, thỏa thuận mức lương qua email
Tất cả các mẫu thư đàm phán đều có một điểm chung là: không được quá yêu sách. Giọng văn phải lịch sự và nhẹ nhàng. Hãy nhớ rằng, bạn đang cố gắng để có được một cuộc thương lượng cởi mở với một thái độ rằng xếp tương lai của bạn không phải lừa bạn. Bạn chỉ đưa ra một yêu cầu hợp lý để nhận được một khoản thu nhập phù hợp.
Sau cùng, khi tất cả đều được như ý của bạn, hãy đảm bảo tất cả đều thể hiện rõ trong hợp đồng mới của bạn. Chúc bạn đàm phán thành công!
Theo Charley Mendoza
Biên tập JobsGO
Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/lam-the-nao-de-thoa-thuan-muc-luong-cua-ban-qua-email/
Kỳ nghỉ hè không chỉ học sinh, sinh viên được nghỉ mà thầy cô giáo cũng sẽ được nghỉ ngơi. Trong thời gian 3 tháng hè này, ngoài việc dành thời gian để nghỉ ngơi, chăm lo bản thân, gia đình, con cái thì tại sao thầy cô không thử trải nghiệm những điều mới mẻ hơn. Biết đâu, qua những điều này, thầy cô sẽ có thêm nguồn cảm hứng để tiếp lửa cho học sinh trong những năm học tiếp theo. Dưới đây là những việc làm mà giáo viên nên thử trong kỳ nghỉ hè của mình.
1. Quẳng gánh lo đi
Một năm học đã qua với nhiều áp lực, mệt mỏi và sự vất vả. Vì thế thời gian nghỉ hè là lúc thầy cô giáo có thể nghỉ ngơi mà dành thời gian cho bản thân và gia đình của mình. Trong thời gian này, bạn nên bỏ xuống những gánh nặng của những tập bài thi, những rắc rối của học sinh, những tập giáo án… để nghĩ về những chuyến đi và những phút giây thư giãn. Trong cả một năm thì có lẽ đây chính là khoảng thời gian rảnh rỗi là thoải mái nhất đối với nghề giáo.
Hãy lên một lịch trình nghỉ ngơi phù hợp cho mình trong kỳ nghỉ hè. Đó có thể là: những chuyến đi chơi cùng với gia đình, hay đó là một chuyến đi teamwork cùng với đồng nghiệp trong trường…. Chắc chắn, những chuyến đi này sẽ này sẽ giúp bạn xả hơi hiệu quả sau một năm học chăm chỉ.
Bạn hãy làm một cái gì đó để nuông chiều và chăm sóc bản thân. Chăm sóc cơ thể, tâm trí, và tâm hồn là rất quan trọng để có một cuộc sống thoải mái và sẽ giúp bạn nạp năng lượng và khởi động lại cho năm tiếp theo.
2. Tại sao không thử với những thứ mới?
Nếu một năm học với quá nhiều thứ phải lo nghĩ khiến bạn không có thời gian để trải nghiệm những thứ mới thì hãy tận dụng khoảng thời gian này nhé. Hãy thử trải nghiệm với những điều mới mẻ để cuộc sống thêm thú vị và có nhiều màu hơn hơn nhé. Một vài công việc mà thầy cô giáo có thể trải nghiệm trong mùa hè này đó là:
Đọc thêm tại: https://jobsgo.vn/blog/nhung-dieu-ma-giao-vien-nen-lam-trong-ky-nghi-he/
Chọn nghề nghiệp, tìm ra hướng đi cho bản thân trong tương lai là điều quan trọng nhưng không hề dễ dàng với bất kỳ ai, đặc biệt là đối với những bạn trẻ đang ở ngưỡng cửa đại học. Nếu vẫn còn mông lung trước vô vàn nghề nghiệp thì áp dụng ngay thuyết con nhím để tự định hướng phù hợp cho bản thân.
Con cáo tuy khôn ngoan, biết nhiều thứ nhưng hung hăng và suy nghĩ dễ bị phân tán. Nhím là con vật nhỏ bé, chậm chạp và không ồn ào như cáo. Nhưng nhím luôn hiểu rõ thế mạnh của bản thân.
Cáo luôn tìm đủ chiêu trò để tấn công nhím. Kết quả là hết lần này đến lần khác cáo đều bị đánh bại, thân hình chi chít gai vì nhím thuần thục khả năng tự vệ. Việc làm của nhím chỉ đơn giản là cuộn tròn mình và xù gai nhưng lại có hiệu quả bất ngờ.
Câu chuyện này khẳng định thực tế là tập trung vào một điểm mạnh duy nhất của bản thân sẽ giúp ta có lợi thế cạnh tranh và có cơ hội chiến thắng nhiều hơn. Cũng từ câu chuyện này, Isaiah Berlin đã phân loại con người thành 2 nhóm là cáo và nhím. Cáo là những người có nhiều chiến lược, luôn theo đuổi mục tiêu nhưng lại khó đạt được kết quả. Còn những người như nhím luôn giải quyết mọi việc đơn giản và nhìn mọi thứ bằng cái nhìn bao quát nhất.
Năm 2001, thuyết con nhím phổ biến hơn khi Jim Collins phát hành cuốn sách Good to Great. Nội dung thuyết con nhím là sự hội tụ của 3 vòng tròn điều mình thích, điều mình giỏi và thứ xã hội cần. Trong việc chọn nghề nghiệp giao giữa 3 yếu tố sẽ là nghề nghiệp lý tưởng của bạn.
Áp dụng thuyết con nhím vào chọn nghề nghiệp
Dựa vào thuyết con nhím, bạn có thể chọn nghề nghiệp đúng sở thích, phù hợp với năng lực, đáp ứng được nhu cầu việc làm và sát với thị trường thực tế. Điều này sẽ đảm bảo cho những thành công về sau.
Đọc tiếp về các bước chọn nghề nghiệp với thuyết con nhím tại đây:
https://jobsgo.vn/blog/chon-nghe-nghiep-voi-thuyet-con-nhim-dung-la-cao-hay-la-nhim/
Các quốc gia đang tích cực thúc đẩy khởi nghiệp và hình dung đây là tương lai của sự tăng trưởng. Tuy nhiên, thực tế là có đến 90% các startup gặp thất bại và có thể biến mất sau 3 đến 5 năm hoạt động. Tại sao lại vậy? Hãy cùng tìm hiểu những thất bại mà nhiều startup gặp phải từ giai đoạn ấp ủ ý tưởng đến khi hình thành, phát triển.
1. Startup thất bại do ngộ nhận nhu cầu thị trường
Thị trường luôn biến đổi liên tục và dù bạn có nghiên cứu, kiểm tra bao nhiêu lần thì cũng không thể ước đoán chính xác nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ của bạn cung cấp.
Thông thường, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp thường đánh giá quá cao mức độ yêu thích của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp. Việc bạn quá đắm đuối với ý tưởng của mình, nghĩ rằng sản phẩm của bạn có thể giải quyết được vấn đề của thế giới mà quên đi việc phải hiểu được “khách hàng tiềm năng của bạn cần gì?”. Sau đó hãy cân nhắc xem bạn đã đủ sẵn sàng để mang sản phẩm, dịch vụ ra thị trường hay chưa. Ngộ nhận về nhu cầu thị trường là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sống còn của doanh nghiệp, dễ khiến startup thất bại, vì vậy bạn cần tỉnh táo và thận trọng trong từng bước đi.
2. Startup thất bại do mất kiểm soát dòng tiền Theo Small Business Trends, chỉ 40% startup thực sự có lợi nhuận và 82% công ty nhỏ thất bại do những vấn đề về dòng tiền. Việc kiểm soát dòng tiền là vô cùng khó khăn ngay cả với doanh nghiệp có nguồn tài chính ổn định trong những năm đầu.
Hãy chi tiêu thông minh và tiết kiệm. Đừng lệ thuộc nguồn vốn ban đầu của bạn. Hãy tìm kiếm thêm nhiều nhà đầu tư hoặc tìm thêm các nguồn thu nhập bằng cách thực hiện các dịch vụ liên quan đến sản phẩm của bạn. Từ đó hãy lập một mạng lưới an toàn để bạn có thể tiếp tục hoạt động trong 1-2 năm tới bằng cách điều chỉnh chi phí hằng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
3. Startup thất bại do áp lực thời gian
Các nhà đầu tư và đối tác đều muốn biết tiến trình sản xuất sản phẩm. Vì thế, hầu hết các doanh nghiệp trẻ đều tập trung hết sức lực với mong muốn đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc. Điều này không chỉ đè nặng lên vai chủ doanh nghiệp mà lên toàn công ty. Có nhiều khả năng vì áp lực thời gian mà bạn sẽ đưa ra những quyết định thiếu sáng suốt. Vì vậy, hãy sắp xếp thời gian sao cho hợp lý nhất và có thể tham khảo, xin ý kiến, kinh nghiệm của những người đi trước.
4. Đội ngũ quản lý startup không đủ năng lực
Khi mới bắt đầu khởi nghiệp, sẽ không có một đội ngũ hoàn hảo để hỗ trợ công việc. Thay vào đó sẽ là một nhóm nhỏ, gắn kết cùng nhau đưa công việc đi lên.
Tuy nhiên hãy nhớ, một doanh nghiệp tốt khi lãnh đạo tốt. Không khó để bạn quyết định hợp tác với người quen để trở thành khối quản lý vì họ ủng hộ bạn và giảm thiểu nhiều chi phí. Hãy phân định rõ ràng quan hệ cá nhân và công việc. Bạn có chắc chắn họ có thể hoàn thành công việc tốt, làm thêm giờ mà không phàn nàn, có thể thương lượng được với các đối tác,..? Hãy xem xét các thành viên có đủ năng lực để giúp doanh nghiệp phát triển. Quan trọng là có đảm bảo rằng các đối tác có đáng để bạn tin tưởng hay không.
5. Mô hình doanh nghiệp không phù hợp
Sau tất cả, các startup thất bại vì họ không chọn đúng mô hình doanh nghiệp. Có thể họ biết lấy vốn ở đâu, quản lý thu chi ra sao nhưng họ có thể có quan điểm sai lầm về cách tạo nên doanh thu. Không tạo được doanh thu là làm yếu đi nguồn sống của doanh nghiệp. Hãy chú ý đến cách tạo doanh thu ngay khi xác định được thị trường và xem xét sự duy trì của doanh thu để đảm bảo cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động.
Kết luận:
Một khi khởi nghiệp thì gặp thất bại là điều không thể tránh khỏi. Ngay từ bước hình thành ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ của bạn hãy lập một kế hoạch chi tiết nhất có thể về mọi khía cạnh startup của bạn. Đồng thời nghiên cứu và thử nghiệm nhiều phương án để phòng hoặc đối phó kịp thời các thất bại bất ngờ. Chúc các bạn thành công!
Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/nhung-van-de-khien-startup-kinh-doanh-that-bai/
Doraemon là bộ truyện tranh nổi tiếng của Nhật Bản được sáng tác bởi tác giả Fujiko Fujio. Các nhân vật trong manga này trở thành một phần tuổi thơ của nhiều thế hệ. Đã bao giờ bạn tự hỏi, liệu bạn học được điều gì từ nhân vật trong truyện? Đặc biệt là với các cô nàng công sở, bạn học được gì từ Shizuka được nhiều người yêu quý?
Shizuka là ai?
Shizuka là cô bé 9 tuổi trong bộ truyện tranh nổi tiếng Doraemon. Shizuka là bạn học chung lớp, là vợ tương lai của Nobita. Cô luôn đứng ra bênh vực khi Nobita bị bắt nạtCô là một cô gái đáng yêu, xinh xắn và hiền lành. Shizuka luôn được mọi người xung quanh yêu quý và quan tâm. Đặc biệt, ở Shizuka có một vài đức tính tốt mà các cô nàng công sở cần phải học tập.
Bài học từ nhân vật Shizuka cho cô nàng công sở
1. Luôn phải chỉn chu, chú ý đến ngoại hình
Shizuka là một cô bé vô cùng dễ thương. Cô xuất hiện với đôi mắt to tròn, gương mặt bầu bĩnh. Hai bím tóc luôn được thắt hình hoa anh đào gọn gàng. Mỗi lần xuất hiện, cô đều ăn mặc rất gọn gàng. Thường là những chiếc váy màu trắng, hồng. Cô chỉn chu từ quần áo, giày dép đến đầu tóc.
Đối với một cô nàng công sở, không cần quá điệu đà nhưng bạn cũng nên để ý tới vẻ ngoài. Đừng xuất hiện với mái tóc rối tung hay quần áo xộc xệch, nhăn nhúm. Một ngoại hình chỉn chu sẽ giúp bạn tự tin hơn. Một nghiên cứu của Tạp chí Tâm lý học cho hay: Những người mặc bộ đồ quần áo phù hợp sẽ thực hiện tốt công việc của mình hơn.
2. Luôn chăm chỉ, chịu khó, tập trung trong học tập, công việc Dù chỉ là một cô bé 9 tuổi nhưng Shizuka luôn chịu khó và chăm chỉ. Cô từ chối những chuyến đi chơi đầy hấp dẫn với Nobita vì thường xuyên phải đến lớp học piano. Mặc dù Shizuka thích violin hơn piano. Đang ở tuổi ăn, chơi, chưa cần lo nghĩ gì nhưng Shizuka đã biết điều gì cần thiết cho mình. Cô luôn chăm chỉ làm bài tập về nhà và đạt được nhiều điểm 90, 100. Đức tính cần cù, chịu khó này cũng là điều các cô nàng công sở cần học tập. Vì thành công được tạo từ thiên tài chỉ là 1%, 99 còn lại là bằng mồ hôi và nước mắt. Cần cù và chăm chỉ chưa bao giờ là thừa. Nó giúp bạn bồi dưỡng kiến thức, hoàn thiện bản thân. Chỉ cần cố gắng, nỗ lực làm việc, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Vì “kiến tha lâu cũng đầy tổ”.
3. Luôn sẵn sàng giúp đỡ, quan tâm mọi người Shizuka là người có tấm lòng nhân hậu, luôn quan tâm, giúp đỡ mọi người. Cô chăm sóc cho những người yếu, động vật bị bỏ rơi. Cô luôn quan tâm và giúp đỡ Nobita khi cậu bị Jaian và Suneo bắt nạt. Shizuka hay mời Nobita đến để học cùng mặc dù Nobita học rất dở. Cô còn hay để Nobita thử bánh mình mới làm. Ước mơ của Shizuka là trở thành một y tá hay nữ tiếp viên hàng không. Ước mơ này phản ánh sự tốt bụng của cô.
Chuyên gia tâm lý Robert B. Cialdini từng nói rằng, môi trường công sở không thể tránh khỏi sự ganh đua, tị nạnh của đồng nghiệp khác. Tuy nhiên, đừng vì thế mà bạn lại ích kỷ, từ chối giúp đỡ mọi người. Các cô nàng công sở hãy sẵn sàng giúp đỡ các đồng nghiệp khi có thể. Việc đó giúp bạn tạo các mối quan hệ và danh tiếng tốt. Xây dựng hình ảnh một nhân viên tốt tính và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người sẽ giúp phát triển công việc của bạn. Giúp đỡ người khác giúp bạn vui vẻ và sống tích cực hơn.
4. Biết kiên quyết và mạnh mẽ đúng lúc Tuy được xây dựng với hình ảnh nữ tính, dịu dàng và hiền lành nhưng Shizuka luôn biết kiên quyết và mạnh mẽ đúng lúc. Khi Nobita mượn vở cô để chép bài, cô đã thẳng thừng từ chối. Vì chép bài không giúp Nobita tốt hơn mà chỉ làm cậu ý lại. Cô từ chối lời rủ đi chơi của Nobita khi cô chưa làm xong bài tập hay phải học đàn. Sự quyết liệt và mạnh mẽ để bảo vệ quan điểm cá nhân là đức tính tốt của Shizuka.
Với các cô nàng công sở, dịu dàng, điềm đạm là điều cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng cần sự thẳng thắn, mạnh mẽ để bảo vệ quan điểm đúng của mình. Chỉ bảo vệ quan điểm của mình chứ không phản bác, nói quan điểm của mọi người là sai trái. Kiên quyết và mạnh mẽ giúp bạn không trở thành kẻ “đẽo cày giữa đường”.
Truyện tranh Doraemon đã “vẽ giấc mơ của trẻ em” trên toàn thế giới. Chiếc vé thần kỳ trở về tuổi thơ không chỉ để giải trí, Doraemon còn chứa đựng những bài học, câu chuyện đầy tính nhân văn. Đặc biệt là với cách xây dựng hình ảnh Shizuka, các cô nàng công sở có thể rút ra bài học riêng cho mình.
Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/meo-song-sot-noi-cong-so-hay-hoc-theo-shizuka-trong-doraemon/
Vlog hay Vlogger không còn xa lạ ở Việt Nam. Tuy nhiên những năm gần đây vlogger trở thành công việc thịnh hành khi ngày càng nhiều những vlogger triệu view ra đời. Vậy vlog là gì? Làm như thế nào để kiếm tiền từ công việc vlogger?
1. Vlog là gì?
Vlog là từ viết tắt của Video blog là một dạng nhật ký ngắn, một chương trình cá nhân được thực hiện trên nền tảng video. Những người làm vlogger có thể sáng tạo nội dung, trình bày tất cả những thứ mình muốn bằng các video. Miễn là các video này thu hút và tạo được hứng thú cho người xem. Những video này sẽ được đăng tải lên các trang mạng xã hội, phổ biến nhất là Youtube.
Có thể nói làm vlog thì dễ nhưng để trở thành vlogger. Đặc biệt là vlogger chuyên nghiệp là chuyện vô cùng khó. Chỉ cần một chiếc điện thoại có khả năng quay video là bạn có thể sản xuất những vlog cho riêng mình. Nhưng sản phẩm bạn làm ra có được đón nhận hay không lại là chuyện khác. Thêm vào đó không phải chỉ làm ra 1 video là xong. Muốn gắn bó với vlog, bạn phải liên tục cho ra những sản phẩm mới, ý tưởng mới để giữ chân người xem.
Quay trở về thời gian trước, khi mà những cái tên đình đám như Huyme, JVevermind, Phở Đặc Biệt làm mưa làm gió trên Youtube. Người xem luôn trông chờ vlog từ những vlogger này. Tuy nhiên, trong số họ không còn ai gắn bó với vlogger. Thay vào đó là những hướng đi riêng với công việc khác nhau. Hay gần đây, Khánh Linh The Face cũng gây sự chú ý với kênh youtube Cô em Trendy. Dù nhận được khá nhiều lượt xem và nhận xét tích cực, Khánh Linh vẫn “suýt” từ bỏ vlogger vì lạc lối và cạn ý tưởng. Vì vậy, trở thành vlogger còn đòi hỏi bạn có thể kiên trì đến đâu.
3. Vlogger kiếm tiền bằng cách nào?
Làm vlogger có thể là cuộc dạo chơi để bạn thể hiện bản thân hay làm những thứ mình thích. Nhưng nếu làm đúng cách, đi đúng hướng, vlogger có thể tạo ra khoản thu nhập vô cùng hấp dẫn đấy.
Thông thường, vlogger phải mất một khoảng thời gian đầu tư công sức, tiền bạc để tạo ra những video hấp dẫn và thu hút người xem, trừ trường hợp bạn đã nổi tiếng sẵn và có lượng fan nhất định. Sau khi bật chức năng kiếm tiền trên Youtube, bạn sẽ được nhận thù lao tương ứng với lượng view của video. Bên cạnh đó, những vlogger nổi tiếng còn được mời quảng cáo, tham dự sự kiện. Hoặc được trả tiền để cho ra những vlog quảng cáo nhưng vẫn mang thương hiệu cá nhân.
Xem đầy đủ bài viết tại:
Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/vlog-la-gi-nghe-vlogger-la-gi-kiem-tien-tu-vlogger-bat-dau-tu-dau/
Chốt sale là bước cuối cùng quyết định sự thành công của cả quá trình bán hàng. Chốt sales không đúng cách có thể làm chúng ta bỏ lỡ những khách hàng cực kì tiềm năng. Vậy làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này, làm thế nào một nhân viên bán hàng có thể chốt sale thành công? JobsGO sẽ chia sẻ 6 kỹ thuật chốt sale đỉnh cao mà các bạn có thể tham khảo.
Kỹ thuật truyền thống
Các kỹ thuật chốt deal truyền thống thường đưa ra một đòn tâm lý đánh vào khách hàng nhằm tạo ra một cú hích khiến cho khách hàng quyết định ngay lập tức. Dưới đây là hai cách số phổ biến nhất.
1. Tạo ra sự gấp gáp
Đây là lúc để sale đưa ra một đề nghị bao gồm các lợi ích đặc biệt khuyến khích việc mua ngay lập tức.
Ví dụ: “Đây là cái cuối cùng ở mức giá này.” “Chúng tôi sẽ giảm ngay 20% cho những khách hàng đăng ký ngay hôm nay.” Kỹ thuật này hoạt động vì nó tạo ra cảm giác cấp bách và có thể giúp khách hàng vượt qua sự “ngại” khi khách hàng muốn mua — nhưng vì một số lý do mà không thế quyết định. Tất nhiên, bạn nên luôn quan tâm tới lợi ích và giá trị trước khi cung cấp giảm giá hoặc khuyến mãi.
2. Tóm tắt giá trị sản phẩm
Nhân viên bán hàng sử dụng kỹ thuật này nhắc lại các sản phẩm mà khách hàng có nhu cầu mua, hãy nhấn mạnh giá trị và lợi ích của sản phẩm lúc này.
Ví dụ: “Vì vậy, chúng tôi có máy giặt Centrifab với động cơ chạy điện, bảo hành toàn diện 10 năm và dịch vụ giao hàng, lắp đặt miễn phí. Vậy khi nào là thời điểm tốt nhất để giao hàng ạ? Bằng cách tóm tắt các điểm đã thỏa thuận trước đó thành một tổ hợp ấn tượng, bạn sẽ giúp khách hàng tiềm năng hình dung ra những gì họ thực sự được hưởng được trong thỏa thuận mua hàng.
3. Đóng chắc
Hiện các công ty đều đang có xu hướng không công khai chương trình khuyến mại, mà chỉ tiết lộ khi khách hàng trao đổi trực tiếp. Nhờ chính sách này, Sales được quyền tự điều chỉnh promotion nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty.
Với các khách hàng có nhiều kinh nghiệm, họ thường yêu cầu giảm giá nhiều hơn bởi họ biết quyết định của họ ảnh hưởng tới doanh số của bạn. Do đó, nếu bạn có sự chấp thuận từ quản lý thì hãy làm như vậy, hãy thử kỹ thuật đóng chắc để gây thêm bất ngờ cho khách hàng. Khi khách hàng hỏi, “Bạn có thể giảm giá thêm nữa không?” hãy trả lời, “Chắc chắn. Nhưng nếu tôi giảm giá cho bạn, hãy ký hợp đồng ngay trong hôm nay nhé!
Kỹ thuật chốt sale hiện đại
Đọc thêm tại: https://jobsgo.vn/blog/6-ky-thuat-chot-sale-dinh-cao-can-phai-biet/
Kết luận
Trên tất cả, để sở hữu những kỹ thuật bán hàng đỉnh cao và trở thành một sale giỏi luôn mang lại doanh số cho công ty, bạn phải luôn không ngừng học hỏi, nỗ lực và cố gắng tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn nữa. Sẽ có rất nhiều khó khăn, nhưng tất cả đó sẽ kiến tạo nên thành công của bạn sau này. Chúc bạn thành công!
Tuy là một nghề khá mới nhưng UX Design không còn xa lạ với nhiều người. Hơn hết đây là một lĩnh vực quan trọng và có tiềm năng việc làm cao. Vậy UX Designer là gì? Làm thế nào để chuyển việc từ Graphic Designer sang UX Designer?
UX là viết tắt của từ User Experience, hiểu đơn giản là trải nghiệm người dùng. Nói cách khác UX là những đánh giá, cách cảm nhận của người dùng về một sản phẩm, thương hiệu hay dịch vụ nào đó.
UX Designer chính là cầu nối giữa khách hàng và lập trình viên. Họ sẽ là người nghiên cứu và đánh giá về thói quen của khách hàng khi sử dụng app hoặc website. Sau đó đánh giá về các sản phẩm của app/website về các khía cạnh tính dễ sử dụng, tiện ích cho người dùng, hiệu quả hoạt động.
UX Designer còn là người giải mã những yêu cầu, insight của khách hàng để kết hợp với mục tiêu kinh doanh. Từ đó thiết kế những tính năng, giao diện, khả năng tương tác phù hợp cho sản phẩm.
2. Chuyển việc từ Graphic Designer sang UX Designer
Chuyển việc từ Graphic Designer sang UX Designer sẽ giúp nhà thiết kế có thể đi sâu hơn về chi tiết của sản phẩm thay vì chỉ làm việc với những yếu tố của bên ngoài. Bên cạnh đó, cơ hội việc làm và thăng tiến của Graphic Designer đang giảm dần ở mức trung bình còn UX Designer vẫn được săn đón. Hơn hết UX Designer còn có mức lương trung bình cao hơn.
Từ Graphic Designer chuyển sang công việc của UX Designer, bạn sẽ có các lợi thế nhất định sau đây:
Nếu bạn nghĩ UX Designer không cần tính thẩm mỹ thì bạn đã làm. Thậm chí tạo ra một sản phẩm hấp dẫn, bắt mắt sẽ tạo ấn tượng ban đầu tích cực và cải thiện trải nghiệm của người dùng sản phẩm. Graphic Designer có thể làm mọi thứ hấp dẫn hơn khi họ chuyển sang UX Designer.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần báo cáo kết quả khảo sát đến những bên liên quan trong công ty. Những người từng là cựu thiết kế đồ họa sẽ có thể biến những con số khô khan trở nên “lộng lẫy” hơn. Và tất nhiên, cái gì đẹp cũng dễ đi vào lòng người. Đây là bước đầu thành công trong giao tiếp và đồng nghiệp có thể ngồi im lắng nghe bạn nói.
Với nền tảng về design sẵn có, bạn hoàn toàn có thể nắm bắt được các thuật ngữ thiết kế. Thậm chí bạn có thể tìm ra các xu hướng trong thiết kế web/app. Từ đó, công việc của bạn có thể dễ dàng hơn và nhanh chóng thăng tiến hơn những UX Designer không có nền tảng trước đó.
Vậy làm sao để phát triển bản thân hơn nữa khi chuyển sang làm UX Designer? Một vài gợi ý cho bạn là:
— Hãy xây dựng kế hoạch về mục tiêu của bản thân
— Bắt đầu từ điểm mạnh
— Tham gia các khóa học
— Xây dựng mối quan hệ
— Tìm người hướng dẫn
Công việc của UX Designer là công việc thú vị và yêu cầu khá nhiều kỹ năng. Nhưng những kỹ năng này có thể luyện tập và phát triển. Nếu cảm thấy phù hợp và muốn thử sức ở công việc lương cao này, hãy tìm việc tại App tuyển dụng việc làm JobSGO. Chúc bạn thành công!
Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/ux-designer-la-gi-lam-the-nao-phan-biet-ui-va-ux/
Xung đột nơi công sở không còn là vấn đề lạ lẫm. Sự khác nhau bởi tư duy, kỹ năng, kinh nghiệm, ứng xử,… khiến mọi người nảy sinh mâu thuẫn. Điều cần thiết là phải làm thế nào để giải quyết nhanh chóng, liên kết mọi người lại hướng về mục tiêu chung. Chính vì vậy, nhận thức đúng đắn và xử lý xung đột theo hướng có lợi cho công ty là một kỹ năng quan trọng đối với mọi nhà quản lý và đối với các cá nhân nói chung. Hãy tham khảo 5 phương pháp sau đây để có hướng giải quyết xung đột nơi công sở hợp lý, hiệu quả.
1. Giải quyết xung đột công sở theo hướng “Thỏa hiệp”
Thỏa hiệp được xem là cách tích cực để giải quyết xung đột. “Một điều nhịn chín điều lành”, mỗi người chịu nhường đối phương một chút để đạt được lợi ích chung, có lợi cho đôi bên và không gây ảnh hưởng lớn đến công ty.
Áp dụng khi: Vấn đề tương đối quan trọng, trong khi thời gian đang cạn dần mà hai bên đều khăng khăng giữ mục tiêu của mình.
2. Giải quyết xung đột công sở theo hướng “Cạnh tranh”
Đây là phương pháp giải quyết bằng sức “ảnh hưởng” của mình có được từ vị trí cấp bậc, chuyên môn,… Có một số người xem các mối quan hệ như một cuộc ganh đua. Họ dùng sức “ảnh hưởng” để buộc người khác phải nghe theo mình. Phương pháp này dứt điểm nhanh chóng Hãy học cách trực tiếp đương đầu với các tình huống, giải quyết chúng và tìm cách gạt bỏ hận thù vì ghét người khác bạn cũng chẳng mang lại niềm vui cho bản thân.
Áp dụng khi: Bạn biết chắc chắn mình đúng, không có thời gian cho việc chờ đợi và thống nhất ý kiến để giải quyết các tình huống khẩn cấp.
3. Giải quyết xung đột công sở theo hướng “Hòa giải”
Nếu như bạn quan tâm đến sự hòa hữu giữa các thành viên thì hòa giải là sự giải quyết hợp lý. Bạn sẽ phải hy sinh quyền lợi cá nhân để nhượng bộ những điều kiện mà đối phương đưa ra. Tuy nhiên, trên nguyên tắc là sự cân bằng, sự hy sinh đó phải đi kèm với sự tôn trọng quyền lợi, ý kiến và giới hạn của một người. Đây là sự cân bằng mà các thành viên trong tổ chức không bị suy sụp sau xung đột.
Áp dụng khi: Giữ gìn mối quan hệ hòa bình là ưu tiên hàng đầu. Cảm thấy vấn đề là tôn trọng với người khác hơn mình.
4. Giải quyết xung đột công sở theo hướng “Né tránh”
Là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách phó mặc cho đối phương hoặc cho bên thứ ba. Tuy nhiên nên chọn giải quyết giao cho bên thứ ba không liên quan trực tiếp đến vấn đề tranh cãi để đứng ra giải quyết. Hãy chắc chắn rằng người mà bạn chọn giải quyết vấn đề phải có khả năng nhìn nhận thấu đáo, quan sát nhạy bén hơn bạn và nhất định phải có khả năng truyền đạt tốt. Ý kiến của họ là khách quan, không nghiêng về bên nào, dù các bên không thoải mái nhưng đây là giải pháp hợp lý để giải quyết xung đột.
Áp dụng khi: Vấn đề không quá quan trọng Vấn đề không liên quan đến quyền lợi của mình Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại Người thứ ba có thể giải quyết tốt hơn.
5. Giải quyết xung đột công sở theo hướng “Hợp tác”
Đây là cách giải quyết xung đột có vẻ khả quan nhất. Nếu cứ bảo thủ giữ ý kiến của riêng mình thì bản thân bạn và nhóm làm việc khó lòng mà đi đến quyết định cuối cùng. Hãy thử mở thiện chí hợp tác, trung thực và thẳng thắn thừa nhận, tôn trọng mục tiêu của nhau, lắng nghe những điều mà người khác đánh giá.
Áp dụng khi: Vấn đề là rất quan trọng, có đủ thời gian để tập hợp ý kiến từ nhiều phía Trong nhóm đã tồn tại mâu thuẫn từ lâu Cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên
Tổng kết chung:
Nếu vấn đề là quan trọng trong dài hạn → Hợp tác
Nếu việc duy trì mối quan hệ là quan trọng → Nhượng bộ/ Hòa giải/ Lẩn tránh/ Hợp tác Nếu cần giải quyết vấn đề nhanh chóng → Cạnh tranh/ Nhượng bộ/ Hòa giải
Kết luận: Môi trường công sở không thể tránh khỏi những xung đột. Ai cũng có tự tôn của mình, không ai muốn sai cả. Tuy nhiên hãy để ý đến lợi ích và sự phát triển chung để tìm cách giải quyết hợp tình hợp lý nhất. Theo dõi app tìm việc JobsGO để cập nhật những thông tin tuyển dụng mới nhất.
Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/5-phuong-phap-giai-quyet-xung-dot-noi-cong-so/
Du lịch nước ngoài đã không còn là điều xa lạ với người Việt. Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay Anh, Mỹ… trở thành lựa chọn ưa thích của nhiều người trong những dịp nghỉ lễ dài ngày. Để yên tâm xuất ngoại thì sử dụng bảo hiểm du lịch quốc tế là vô cùng cần thiết. Cùng JobsGO tìm hiểu tại sao phải mua bảo hiểm du lịch nước ngoài và một số thông tin thiết thực khác về loại hình bảo hiểm này.
1. Bảo hiểm du lịch quốc tế là gì?
Bảo hiểm du lịch quốc tế là loại hình bảo hiểm để chi trả cho tổn thất, rủi ro trong quá trình du lịch nước ngoài của người mua bảo hiểm. Đây là một trong các loại bảo hiểm phổ biến đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Một số rủi ro du lịch như tai nạn, mất mát, ốm đau, thất lạc, hủy chuyến bay… Những rủi ro, sự cố này sẽ được công ty bảo hiểm chi trả và bồi thường theo điều khoản trong hợp đồng. Bảo hiểm du lịch nước ngoài thường được sử dụng khi bạn muốn: Đi du lịch nước ngoài. Đi du học. Đi làm việc, công tác nước ngoài. Đi thăm người thân ở nước ngoài.
2. Đối tượng sử dụng
Đối tượng được sử dụng bảo hiểm du lịch nước ngoài bao gồm: Công dân của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Độ tuổi từ: 06 tuần tuổi đến 85 tuổi. Nếu trẻ em từ 11 tuổi trở xuống thì cần người trưởng thành đi cùng và được bảo hiểm trong cùng một Hợp đồng bảo hiểm với người đi cùng. Nếu trẻ em từ 12 – 16 tuổi du lịch một mình chỉ được chấp nhận chi trả khi tính phí bảo hiểm theo bảng phí chuẩn của người lớn. Và chỉ chi trả quyền lợi cho chương trình trẻ em. Công dân của các quốc gia khác đang cư trú, sinh sống hợp pháp ở Việt Nam.
3. Tại sao phải mua bảo hiểm du lịch quốc tế?
Mua bảo hiểm du lịch quốc tế là vô cùng cần thiết khi bạn đi ra nước ngoài. Bởi rủi ro là luôn tiềm ẩn và bạn chẳng thể lường trước được. Theo các công ty bảo hiểm, chi phí bạn phải bỏ ra để mua bảo hiểm du lịch quốc tế chỉ bằng 1% tổng chi phí cho chuyến đi.
4. Một số lưu ý khi mua bảo hiểm du lịch quốc tế
Kiểm tra công ty bảo hiểm
Cần kiểm tra mức độ uy tín của công ty bảo hiểm. Tìm hiểu xem mua bảo hiểm du lịch quốc tế tại đâu là tốt nhất. Các công ty bán bảo hiểm du lịch hiện nay để bạn tham khảo như VNI, Bảo Việt, Liberty, ACE Life, Blue Cross, Bảo Minh…
So sánh dịch vụ, giá cả giữa các công ty bảo hiểm du lịch
Nên tìm hiểu trước về các công ty bảo hiểm. Đưa ra so sánh về dịch vụ, điều khoản và giá cả bảo hiểm. Từ đó lựa chọn được công ty bảo hiểm phù hợp với điều kiện bản thân. Bạn nên tham khảo ở nhiều nguồn uy tín khác nhau.
Chọn ra mức phí bảo hiểm phù hợp nhất
Một bảo hiểm du lịch quốc tế sẽ có nhiều gói dịch vụ và điều khoản để bạn lựa chọn. Chi phí bỏ ra sẽ tương ứng với hạn mức bồi thường nếu có sự cố xảy ra. Bạn cần xem xét: Chi phí y tế của địa điểm du lịch. Thường thì chi phí y tế của Mỹ và các nước châu Âu sẽ rất đắt đỏ. Chi phí y tế của các nước châu Á rẻ hơn. Độ tuổi của đối tượng được bảo hiểm. Người càng lớn tuổi thì dễ xảy ra rủi ro, nên chọn mức bảo hiểm cao hơn.
Kiểm tra và nắm rõ về các điều khoản trong hợp đồng
Hãy đọc thật kỹ các điều khoản trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của mình. Kiểm tra lại các điều khoản, đền bù, vi phạm để thực hiện hợp đồng. Không nên tin tưởng tuyệt đối vào lời tư vấn của nhân viên bảo hiểm..
Mua bảo hiểm trước chuyến đi chứ không phải trong chuyến đi.
Loại hình bảo hiểm du lịch này chỉ được sử dụng nếu bạn mua trước chuyến đi. Ở một số nước bắt buộc, nếu chưa có bảo hiểm du lịch, bạn phải mua ngay khi đến nước đó với giá rất cao. Khi bạn có việc đột xuất hay ốm đau không thể đi thì sẽ được hoàn trả lại tiền đã cho chuyến du lịch.
Chẳng ai muốn gặp rủi ro khi đi du lịch nước ngoài cả. Bảo hiểm du lịch quốc tế giúp bạn tránh, giảm thiểu rủi ro một cách tối đa nhất. Dù có đi du lịch nước nào cũng nên mua bảo hiểm du lịch nước ngoài. Đó là người bạn đồng hành trên mọi nẻo đường của bạn. Cùng đi thật xa để trở về với bảo hiểm du lịch quốc tế!
Nguồn: https://jobsgo.vn/blog/di-that-xa-de-tro-ve-voi-bao-hiem-du-lich-quoc-te/
1. Sử dụng các công cụ mới
Bạn có thể bắt đầu từ việc tìm kiếm những từ khóa liên quan đến lĩnh vực mình cần viết trên google. Từ đó tìm hiểu từ khóa “hot” nhất hiện nay là gì? Bạn có thể phát triển được nhiều thứ từ những từ khóa này. Hãy tìm đọc bình luận liên quan đến vấn đề mà bạn quan tâm. Mỗi một ý kiến bạn có thể có được một ý tưởng. Thử tìm kiếm hình bằng cách gõ các từ khóa hoặc ý tưởng cốt lõi. Hình ảnh có thể đưa đến cho bạn ý tưởng sáng tạo từ góc nhìn hoàn toàn khác.
Ngoài ra, các công cụ như PicMonkey, Canva còn cho phép bạn tạo các hình ảnh tùy chỉnh để đi kèm với nội dung tạo ra sự mới mẻ và hấp dẫn.
Nguồn cảm hứng luôn ở quanh chúng ta và có thể tìm thấy ngay trong những công việc thường ngày. Việc chìm đắm trong mạng xã hội, trang web, blog khiến bạn vô tình lãng quên đi thế giới thực. Thử tạm dừng mọi thứ và quan tâm hơn những thứ xung quanh, biết đâu bạn sẽ có cái nhìn tươi mới hơn về content của mình.
3. Mind map để tìm ý tưởng
Để viết thì không khó, ai cũng có thể biết viết. Nhưng để viết ra những nội dung mới, thu hút là điều khó hơn rất nhiều. Như việc viết về một lọ hoa từ ngày này qua tháng nọ thì không phải ai cũng có thể vỗ ngực rằng mình làm tốt. Làm công việc viết content, bạn phải có những bí kíp cho riêng mình biến những điều tưởng chừng là khó thành đơn giản như ăn kẹo. Đầu tiên muốn tạo ra cái mới bạn phải đưa ra mind map cho chủ đề đó. Công việc này giúp bạn liệt kê ra tất cả những từ khóa liên quan. Việc này có thể mất nhiều thời gian nhưng giúp bạn đi đúng hướng và không bị trùng lặp ý tưởng.
Mind map để tìm ý tưởng
4. Khám phá công việc từ một góc nhìn mới
Một content thành công là thể hiện được sự mới lạ không thể tìm được ở bất kì nơi nào khác. Nếu bạn cảm giác những thứ mình viết ra đều được viết trước đó thì bạn không phải là người duy nhất đâu. Việc đưa ra ý tưởng mới sẽ khó khăn hơn nếu bạn tập trung quá nhiều vào sáng tạo nội dung.
Nếu thay đổi quan điểm của mình một chút, bạn hoàn toàn có thể tìm được “điểm sáng” của những vấn đề đã có từ trước và phát triển nó thành thứ mới hơn cho mình.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể lấy cảm hứng từ phía đối thủ. Đôi khi vấn đề cũ nhưng vẫn tồn tại điều mới do bị chuyên gia và lãnh đạo lãng quên. Nhưng để sáng tạo hơn, độc đáo hơn, cũng như ý tưởng không bị cạn kiệt, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu về các xu hướng mới, nhu cầu của công chúng.
Nguồn cảm hứng tốt nhất đôi khi có thể đến từ sự đồng cảm với khách hàng và người tiêu dùng.
Tìm hiểu thêm 3 cách để tìm có ý tưởng viết content tại: https://jobsgo.vn/blog/lam-gi-khi-can-y-tuong-viet-content/
Social Resume chính là phương tiện giúp bạn tiếp cận và thu hút nhà tuyển dụng. Nhưng có thể bạn vẫn mắc rất nhiều lỗi khi tạo Social Resume. Hãy thực hiện ngay 4 bước dưới đây để có một Social Resume thật chuyên nghiệp với Linkedin nhé!
1. Social Resume và Linkedin là gì?
Trước hết, nếu bạn chưa biết đến việc tạo Social Resume hay Linked thì phải tìm hiểu nó là gì và những tiện ích mà nó mang lại là gì đã.
Linkedin là một trang mạng xã hội mà người sử dụng là những thành viên chuyên nghiệp. Đối tượng của Linkedin là các doanh nghiệp hoặc cá nhân có nhu cầu kết nối tìm việc, tuyển dụng. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ chỉ cần tạo một profile và đợi nhà tuyển dụng liên lạc thì bạn đã nhầm. Bạn phải tự email cho họ với một Resume thật “xịn sò”.
Social Resume là bản tóm tắt về trình độ, kỹ năng và phẩm chất trong công việc của bạn. Đây chính là cách tốt nhất để bạn gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng.
2. Các bước để tạo Social Resume chuyên nghiệp
Việc tạo cho mình một Social Resume là điều cần thiết. Và để có một bản Resume thật hoàn chỉnh và chuyên nghiệp trên Linkedin bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xây dựng tài khoản Linkedin
Bạn phải khiến cho profile của mình thật nổi bật bởi nó cũng giống như một bản CV để nhà tuyển dụng biết về bạn. Tiêu đề Linkedin chính là thứ đầu tiên người khác đọc ở hồ sơ của bạn. Nó được đặt mặc định dựa trên chức danh công việc hoặc tùy chỉnh theo ý muốn. Tuy nhiên sẽ có hàng ngàn người có chức danh giống bạn. Nên chức danh công việc dù ấn tượng cỡ nào cũng không qua được tiêu đề thu hút.
Tên, tiêu đề và ảnh profile là yếu tố duy nhất quyết định người khác có truy cập vào profile của bạn hay không. Bạn có thể làm nổi bật tiêu đề bằng cách:
– Bổ sung cá tính của bạn
– Đưa tên khách hàng hoặc sếp lớn
– Viết mô tả hấp dẫn về bạn
Ngoài ra, phải thể hiện được năng lực của bản thân thông qua việc làm nổi bật kinh nghiệm và kỹ năng. Bạn nên đính kèm các giấy chứng nhận hay dự án mà mình đã thực hiện trước đó. Mở rộng kết nối với nhiều người, đặc biệt là các chuyên gia, những người có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực của bạn.
Bước 2: Hiển thị thông tin liên hệ
Mục đích chính của việc tạo Social Resume chuyên nghiệp là để thu hút nhà tuyển dụng. Thế nhưng họ lại không tìm thấy cách liên lạc với bạn, họ có thể rời đi để tìm ứng viên khác. Như vậy, bạn đã mất đi cơ hội việc làm.
Những thông tin tối thiểu phải có bao gồm tên, địa chỉ email, số điện thoại hay web liên kết cá nhân. Hãy đảm bảo những thông tin này luôn được cập nhật ở chế độ công khai.
Bước 3: Trở nên chuyên nghiệp hơn với blog và các tài khoản cá nhân
Linkedin cho phép người dùng kết nối với các tài khoản hoặc trang web khác. Do đó, họ có thể tìm thấy bạn trên những nền tảng khác và hồ sơ của bạn cũng trở nên phong phú hơn.
Bạn có thể tạo ra các blog để chia sẻ về kiến thức, kỹ năng của bản thân. Điều này giúp bạn khẳng định năng lực và vị trí của mình. Đừng chỉ nói một cách khô khan hay chuyên môn hóa. Thử kể một câu chuyện theo cách riêng có thể giúp bạn lan tỏa nó, thậm chí là với nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên, bạn phải luôn cập nhật những câu chuyện mới cho blog của mình. Cũng đừng dừng lại ở những bài viết. Bạn có thể làm nó đa dạng hơn với video hay infographic.
Bước 4: Kiểm tra lại thông tin
Trước tiên thông tin bạn đưa ra phải đúng và chính xác. Như vậy mới tạo lòng tin cho người khác và cũng giúp họ nhìn nhận chính xác về bạn.
Đúng chính tả là điều ai cũng chủ quan nhưng lại vô cùng quan trọng. Một lỗi chính tả có thể khiến bạn mất điểm ngay lập tức. Tối ưu hóa Social Resume bằng các từ khóa liên quan đến việc làm để cải thiện thứ hạng hồ sơ trên các kết quả tìm kiếm của Linkedin.Mong rằng với 4 bước trên, bạn đã có thể tận dụng tiện ích của Linkedin để tạo cho mình một Social Resume thật chuyên nghiệp. Đồng thời giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
Một chuyên gia phong thủy tại Mỹ đã chia sẻ rằng, “nếu văn phòng của bạn văn phòng của bạn có cửa sổ và cây xanh, bạn sẽ hài lòng hơn với công việc của mình”. Cây xanh làm không gian làm việc của bạn thoáng đãng và tươi mát hơn. Cây xanh còn là nguồn cung cấp hàm lượng oxy cho hô hấp, thải hơi nước tạo sự mát mẻ. Cùng tìm hiểu 4 loại cây xanh xinh lung linh dành cho dân văn phòng nhé!
1. Cây trầu bà
Cây trầu bà là giống cây thân thảo. Cây có thân tròn, mập mạp, nhiều rễ và rễ dài. Cây có lá đơn, hình trái tim, màu xanh bóng xen lẫn vạch trắng, vạch vàng. Đây là cây thân leo và dễ dàng sinh trưởng ở mọi thời tiết.
2. Cây sen đá
Sen đá thuộc họ thuốc bỏng, mọng nước và dễ trồng. Lá sen đá căng mọng nước, mọc theo kiểu xoay tròn đều quanh thân như một đóa sen. Có nhiều loại sen đá để bạn lựa chọn cho bàn làm việc của mình.
3. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ hay còn được gọi là cây hổ vĩ, lưỡi cọp… Đây là loài cây mọng nước, mọc cao tầm 30 – 80 cm. Lá cây cứng, dày và dạng dẹp. Màu sắc đan xen hài hòa giữa xanh bóng, xanh đậm và những dải màu vàng. Có nhiều loại để bàn trong văn phòng như lưỡi hổ đỏ, lưỡi hổ vằn, lưỡi hổ vàng…
4. Cây kim ngân
Cây kim ngân có nguồn gốc từ Nam Mỹ, đầm lầy Trung Mỹ, Mexico và Brazil. Kim ngân để ở bàn làm việc thường là những cây kim ngân nhỏ. Cây kim ngân nhỏ đó thuộc hai loại: kim ngân mini, kim ngân thủy sinh. Kim ngân là loài thân gỗ cao tầm 15cm. Tán lá xòe rộng và luôn xanh tốt.
Nguồn bài viết: https://jobsgo.vn/blog/4-cay-xanh-xinh-lung-linh-danh-cho-dan-van-phong/